Mục lục
  1. 1. Thời kì sơ khai của kĩ thuật tính toán
  2. 2. Những phát minh mang tính chất nền tảng
    1. 2.1. Phát minh ra hệ đếm thập phân
    2. 2.2. Chiếc máy tính cơ khí đầu tiên
    3. 2.3. Sự tiến bộ vượt bậc của toán học
    4. 2.4. Phát minh của Charles Babbage
  3. 3. Khi điện xuất hiện
    1. 3.1. Chiếc máy với bìa đục lỗ của H. Hollerith
    2. 3.2. Khi Rơ-le điện từ được áp dụng cho máy tính
    3. 3.3. Nguyên lí Von Neumann
Lịch sử phát triển của kĩ thuật tính toán

Thời kì sơ khai của kĩ thuật tính toán

Từ thời nguyên thủy, con người đã có nhu cầu tính toán đơn giản như đếm. Công cụ dùng thể xử lí thông tin của họ là hòn sỏi, ngón tay,…

Năm trăm năm trước công nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng bàn tính.
Ảnh cái bàn tính huyền thoại

Chức năng cơ bản của mấy công cụ đó là ghi nhớ quá trình thực hiện phép tính. Dù còn hạn chế xong vẫn là phát minh vượt bậc.

Những phát minh mang tính chất nền tảng

Có thể nói những sáng tạo, phát minh mà tôi kể cho các bạn sau đây là nền tảng của mọi ngành khoa học nói chung và tin học nói riêng.

Phát minh ra hệ đếm thập phân

Đây là một phát minh của người Ấn Độ vào thế kỉ thứ VI trước Công nguyên. Nó được đánh giá là một bước tiến quan trọng, có ý nghĩa to lớn.

Chiếc máy tính cơ khí đầu tiên

Pascal
Đây là một phát minh của Baise Pascal. Chiếc máy huyền thoại này hoạt động dựa trên chuyển động của các bánh răng. Cho phép thực hiện các phép cộng và trừ.
Sau đó ba mươi năm, G. Leibnitz, nhà toán học người Đức thêm tính năng nhân và chia cho nó.

Hạn chế của những máy tính theo kiểu này là nó còn thô sơ. Thực hiện theo nguyên tắc chuyển động của bánh răng và các yếu tố vật lí nên chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Do đó thiếu đi sự chính xác.
Nhược điểm tiếp theo là khả năng ghi nhớ phép toán còn hạn chế.

Sự tiến bộ vượt bậc của toán học

Từ thế kỉ XVIII, ngoài số học thì nhiều ngành khoa học khác như đại số, vi phân, tích phân, bla bla,… đã đòi hỏi con người phát minh ra những phương pháp tính toán mới hơn, nhanh hơn,…

Phát minh của Charles Babbage

Khi công việc tính toán các chỉ số thiên văn, hàng hải, thương mại ngày càng phức tạp, Charles Babbage
đã đề dự án xây dựng một thiết bị có khả năng nhớ và thực hiện một dãy phép cộng.
Do điều kiện tài chính mà dự án của ông không thực hiện được. Mặc khác do điều kiện kĩ thuật thời ấy chưa đáp ứng đủ.
Đến năm 1834, các nhà khoa học Anh mới tìm lại đề án của ông ấy năm xưa mà thực hiện.

Kết quả thật bất ngờ. Thiết bị tính toán này hoạt động trơn tru và chính xác tới ba mươi mốt chữ số.

Khi điện xuất hiện

Trước khi điện xuất hiện thì tất cả các máy tính mà tôi liệt kê ở trên đều chạy bằng nguyên lí của cơ học.
Cuối thế kỉ XIX thì điện được xử dụng rất rộng rãi trong đời sống, sản xuất và kĩ thuật. Ta có thể kể đến:

Chiếc máy với bìa đục lỗ của H. Hollerith

H. Hollerith
H. Hollerith chế tạo thành công chiếc máy tính sử dụng bìa đục lỗ.

Điểm vượt trội mà chúng ta không thể bỏ qua đó là khả năng lưu trữ dữ liệu và thống kê. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng vì dữ liệu đã được lưu trữ bằng phương tiện mà máy có thể đọc được.
Loại máy kiểu này đã được sản xuất với số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới. Một số máy kiểu này được dùng cho ngành dệt hoa văn.
Một thông tin thú vị cho các bạn là công ty của H. Hollerith là tiền thân của IBM ngày nay.

Khi Rơ-le điện từ được áp dụng cho máy tính

Năm 1944, H. Aiken, một giáo sư trường Harved chế tạo thành công máy tính Mark-1. Chiếc máy này có các rơ-le điện từ để điều kiển tự động.

Nguyên lí Von Neumann


Von Neumann đã đề xuất ra một nguyên lí huyền thoại mà đến ngày nay vẫn còn áp dụng.Mình sẽ viết một bài chi tiết về ông ấy và nguyên lí này. Nguyên lí này gồm nhiều ý, nhưng nổi bậc là hoạt động theo chương trình

#Sau đây là liệt kê những sự kiện quan trọng:

  • Máy tính cơ khí đầu tiên - 1834 Charles Babbage
  • Máy tính cơ điện - 1911 Quevedo
  • Máy tính cơ điện vạn năng Harvard - IBM - 1944
  • Máy tính điện tử IBM 603 - 1946
  • Máy tính bán dẫn - 1959
  • Máy tính có IC bán dẫn - 1964
  • VLSI và kĩ thuật vi sử lí - 1971
  • Máy vi tính đầu tiên Kenbak-1 - 1971
  • Máy tính thương mại đầu tiên Micral - 1973
  • Siêu máy tính Cray - 1976
  • Máy tính song song - 1987
  • Bộ xử lí Intel 80486 - 1989
  • Bộ xử lí Intel Pentinum II - 1997
  • Bộ xủ lí AMD Athlon tốc độ 700MHz - 1999
  • Bộ xử lí AMD Athlon tốc độ 1GHz - 2000
  • Bộ xử lí Intel Pentinum IV tốc độ 2GHz - 2001
  • Vậy là chúng ta đã khám phá sự phát triển của kĩ thuật tính toán từ sơ khai đến hiện đại. *
Tác giả: Aqua Code DEV Team
Liên kết: https://aquacodex.github.io/2019/10/27/lich-su-ki-thuat-tinh-toan/
Thông báo bản quyền: Tất cả bài viết ở đây được cấp phép theo CC BY-NC-SA 4.0 trừ khi nói thêm
Ủng hộ
  • Viettel Pay